3 kiểu hành vi của trẻ trông có vẻ khó chịu nhưng lại chứng tỏ rằng bé yêu mẹ rất nhiều
Những cách bộc lộ tình cảm tưởng như rất khó chịu này của trẻ nhưng lại ẩn chứa tình cảm rất sâu sắc với mẹ mình.
Trong cuộc sống của chúng ta, trẻ có nhiều hành vi trông có vẻ gắt gỏng, khó chịu, gây phiền phức cho bố mẹ nhưng thực chất trẻ chỉ đang thể hiện tình yêu thương đối với mẹ mình. Ba hành vi dưới đây là đang ngụ ý che giấu đi tình cảm của em bé đối với mẹ mình:
Bé giật tóc mẹ
Hầu hết các bà mẹ đều từng gặp phải tình huống này khi nuôi dạy trẻ. Các con rất thích giật tóc mẹ thô bạo làm cho mẹ đau.

Nhưng trên thực tế, trẻ có sở thích lấy những thứ mà mình có thể với tới được (vì bé hay ở gần mẹ nên thích giật tóc của mẹ), đây cũng là cách để trẻ luyện tập cảm giác của bàn tay. Khi trẻ phát hiện ra việc nắm giữ những thứ khác nhau sẽ mang lại những cảm giác khác nhau, trẻ sẽ cảm thấy điều này rất thú vị và mới mẻ.
Thực chất điều này chỉ là nhu cầu phát triển trí não bình thường của trẻ, giúp mở rộng nhận thức và phát triển trí thông minh của bé.
Khi mẹ bế em bé, đừng đeo đồ trang sức để không bị trẻ giật. Khi bị trẻ giật tóc, mẹ có thể dùng cách giả vờ khóc và nói với bé rằng mình rất đau. Dùng cách này, trẻ thường sẽ buông tay ra.
Khi trẻ đã vài tuổi mà vẫn có sở thích giật tóc mẹ, có thể trẻ đang muốn thu hút sự chú ý của mẹ và muốn thể hiện rằng mẹ hãy chơi với bé đi.
Đặc biệt là khi bạn đang cầm điện thoại di động ngồi trên ghế sofa, trẻ đột nhiên chạy tới giật tóc, thật ra là bé đang muốn nói rằng bạn đừng nghịch điện thoại nữa, chơi với bé đi.
Nhưng vì các bé có hành động nhanh hơn trí não và khả năng diễn đạt không mạnh nên bé thường sẽ theo xu hướng làm thay vì nói. Thế nhưng, hành động này lại khiến mẹ rất đau, nếu trẻ thường xuyên bộc lộ tình cảm theo cách này thì có thể làm người mẹ cảm thấy không vui.
Khi trẻ đã bắt đầu có thể nhận biết một chút, bạn cũng có thể trực tiếp hỏi bé “Sao con lại giật tóc mẹ”, sau đó tiếp tục dạy trẻ, lần sau con có suy nghĩ gì, muốn gì thì cứ nói với mẹ, đừng giật tóc nha, sẽ làm mẹ đau đó.
Bằng cách này, trí não của trẻ có thể được hướng dẫn để bắt đầu có suy nghĩ, trẻ có thể nhận thức được suy nghĩ và trạng thái hiện tại của mình thay vì làm điều đó trong tiềm thức như trước đây.
Thích đeo bám mẹ
Có những bé cực kỳ thích đeo bám mẹ, coi mẹ mình như cái cây và sẽ leo trèo lên bất cứ khi nào mình thích. Khi mẹ nằm hay ngồi, trẻ cứ liên tục nhảy lên nhảy xuống, leo trèo lên người của mẹ. Điều này lại khiến mẹ bơ phờ, đầu xù tóc rối, gây đau, bị che khuất tầm nhìn trong một số trường hợp.

Kiểu hành vi không hay này cho thấy bé đang cảm thấy mình có mối quan hệ rất thân thiết với mẹ, cảm thấy được an toàn ngay cả khi gây ra những điều phiền phức cho mẹ.
Ngược lại, những đứa trẻ cứ tỏ ra xa cách, lễ phép, dè chừng khi thân thiết, ở bên mẹ có thể trong lòng lại không dám lại gần, sợ mẹ, không dám mạnh dạn, dũng cảm bày tỏ tình cảm với mẹ mình.
Khi ngủ luôn cần mẹ
Một số đứa trẻ luôn cần có mẹ mình ở bên cạnh khi ngủ, phải sờ mặt, nắm tay, ôm, dựa lưng thì mới có thể chìm vào giấc ngủ được.
Điều này là do khi bé ngủ, bé có một sự cảnh giác nhất định với xung quanh, cảm thấy bản thân chỉ có thể yên tâm ngủ khi được ở bên những người quen thuộc nhất. Đặc biệt là khi bé nửa tỉnh nửa mê, nếu cảm thấy có mẹ ở bên cạnh mình, có thể đưa tay chạm vào được, trẻ mới cảm thấy có thể an tâm để ngủ tiếp.

Cho nên, mặc dù có những hành động của trẻ sẽ khiến người mẹ hơi phiền lòng nhưng nó cũng cho thấy người mà trẻ yêu nhất, muốn ở bên nhất lại chính là mẹ. Đó cũng là loại phiền toái ngọt ngào.
Thay vì mắng mỏ hoặc từ chối, mẹ cũng nên học cách chấp nhận, đợi cho con ngủ say rồi mới nên rời đi. Thực tế thì trẻ chỉ phụ thuộc vào mẹ trong vài năm đầu ngắn ngủi. Khi bé lớn dần lên, bạn có thể sẽ khó ôm hôn con như khi chúng nó còn nhỏ.