Cảnh báo khẩn: Tình trạng rắn xuất hiện trong máy lạnh
Máy lạnh hiện nay đang rất được ưa chuộng, ở những gia đình máy lạnh luôn hoạt động hết công suất. Với thời tiết thất thường như hiện nay thì máy lạnh phần nào giúp cho không gian sinh hoạt chúng ta thoải mái hơn. Nhưng vì thời tiết thay đổi liên tục nên xuất hiện một số “kẻ thù” không đội trời chung với con người, chính là sự có mặt không được chào đón của gián, chuột, nhện,…đặc biệt là tình trạng báo động rắn trong máy lạnh. Gần đây luôn xuất hiện những thông tin người dân đã phát hiện rắn bò vào máy lạnh và ở trong đó.

Nguyên nhân từ đâu mà rắn lại vào trong máy lạnh?
– Đầu tiên nguyên nhân xuất phát từ thời tiết: do mùa hè nhiệt độ trở nên nóng và có ngày lại mưa bất thường, hộ gia đình thường sử dụng máy lạnh để làm mát không khí và hệ thống đường ống thoát nước của máy lạnh là một nơi các loài trên vô cùng ưa thích đặc biệt là rắn.
– Thân hình là lợi thế của loài rắn: rắn có thể chui theo đường ống thải và chui vào trong mặt lạnh của thiết bị gia đình, lúc này rắn có thể chui vào phòng thông qua cửa gió của máy lạnh, đó cũng chính là lý do rắn có thể leo lên các tòa của nhà cao tầng.
– Máy lạnh là nơi ưa thích của loài rắn: lý do hàng đầu là nơi thích hợp tìm thức ăn, rắn rất thích chui vào hệ thống máy lạnh là do đây cũng là một trong những nơi mà chuột rất thích làm tổ. Như vậy, bên cạnh việc tìm kiếm nguồn nước, thì điều hòa là nơi lý tưởng để rắn có thể tìm kiếm thức ăn.
– Cung cấp nguồn nước cho rắn: ngoài những nơi như nhà vệ sinh, bể nước, khu vực xả nước thải…máy lạnh cũng là nơi có nguồn nước mà rắn có thể chui vào do thói quen uống nước mát của rắn hoặc có thể rắn tìm đến để chống lại cái nắng nóng của thời tiết.
– Do gần cây cối ở khu vực xung quanh: ở gần nhà cửa có cây cối tiếp giáp phần mái và cục nóng lắp phía ngoài rất gần với vị trí trần nhà thì hoàn toàn có khả năng rắn bò lên mái nhà, theo đường dây đồng vào máy lạnh.
Sau đây là một số biện pháp phòng rắn vào máy lạnh
– Lắp đặt xa cây xanh: không nên đặt cục nóng máy lạnh của gia đình quá gần mái tôn, có cây xanh xung quanh.
– Kiểm tra cẩn thận các khoảng trống: khi khoan tường đưa dây đồng, ống thoát nước vào thiết bị máy lạnh cần kiểm tra lại khe hở tại vị trí đó. Nếu khoảng trống quá lớn thì cần bịt kín và tốt nhất là dùng keo silicon bịt kín các khoảng trống trên tường sau khi hoàn thành việc lắp đặt.
– Lắp đặt thiết bị ở cao: với những gia đình có cây cối rậm rạp, không nên lắp đặt ống thoát nước thải máy lạnh sát mặt đất (nếu thấp thì nên bọc lưới kẽm ở đầu ống).
– Nghe theo lời khuyên của các chuyên gia: một trong các cách đơn giản để chúng ta đề phòng rắn xung quanh nhà, những người có chuyên môn có hướng dẫn như sau có thể sử dụng bột Sulfur hay Enta snake powder, bột hùng hoàng (tên khoa học là Arsenic sulfide)…, rắc quanh nhà để đuổi rắn đi cùng với đó là diệt chuột thường xuyên để triệt tiêu nguồn thức ăn của rắn.
– Kiểm tra các thiết bị trong gia đình thường xuyên: việc để phát hiện rắn hay các loài bò sát chui vào trong máy lạnh không có biện pháp gì hơn là kiểm tra thường xuyên (rất nhiều hộ gia đình dùng máy lạnh suốt thời gian dài nhưng không chịu vệ sinh và kiểm tra định kỳ).

Một số lưu ý cần chú ý khi gặp trường hợp khẩn cấp
- Thứ nhất: rắn là loài rất nguy hiểm tuyệt đối không dùng tay không bắt rắn khi phát hiện rắn vì rất nguy hiểm, có thể bị rắn cắn và giật điện.
- Thứ hai: phát hiện có tiếng động lạ trong máy lạnh không nên tự động mở ra có thể tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm mà nên báo cho kỹ thuật viên chuyên nghiệp.