Hãy tự cứu bản thân tránh xa “trầm cảm”
Theo thông tin mà Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) cho hay trầm cảm là một trong những căn bệnh phổ biến nhất thế giới và đứng thứ hai trong số bệnh tâm lý nghiêm trọng toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm, đó là ước tính số lượng người mắc trầm cảm trên thế giới.
Trầm cảm không “tha” một ai
Bất kì ai cũng có thể mắc phải trầm cảm, trong đó độ tuổi phổ biến vào khoảng 18-45 tuổi.
– Nhóm người bị sang chấn tâm lý: họ trải qua biến cố lớn, đột ngột của cuộc đời.
– Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh: trầm cảm sau sinh thường xuyên xảy ra đây là giai đoạn nhạy cảm, và nhiều nguy cơ đối với phụ nữ.
– Trầm cảm ở học sinh, sinh viên: áp lực học tập, sức ép gia đình, nhà trường.
– Trầm cảm ở những cá nhân có cơ thể bị tổn thương: người phải cắt bỏ bộ phận cơ thể do tai nạn, não bị tổn thương, mắc ung thư, mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
– Trầm cảm ở đối tượng trong thời gian dài lạm dụng rượu bia.
– Trầm cảm ở người thiếu năng lượng tích cực: không có môi trường lành mạnh, không có bạn bè giao tiếp, không tìm được thú vui của bản thân.
Đặc biệt, độ tuổi trung niên và tuổi già cũng dễ gặp rối loạn này: phải đối diện với nhiều yêu cầu từ xã hội, và các thay đổi trong cuộc sống.

Mắc trầm cảm có nhiều nguyên nhân
Mặc dù nguyên nhân chính xác dẫn đến trầm cảm chưa được các chuyên gia xác định cụ thể, nhưng từ những biểu hiện của người mắc trầm cảm, có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
– Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: có nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống, xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng.
– Trầm cảm do áp lực, do căng thẳng từ nhiều phía tác động như công việc, gia đình, do những điều đột ngột ra.
– Trầm cảm nhiều trường hợp xuất hiện từ các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến hệ thần kinh.
– Phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao hơn nam giới, trầm cảm sau sinh là nguyên nhân chính.
– Có tiền sử nghiện rượu, bia, kích thích,…
– Trải qua những sự kiện cuộc sống căng thẳng, cú sốc tinh thần bất ngờ xảy ra.
– Có một tâm trạng chán nản, tiêu cực.
– Mang những căn bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư, bệnh tim, Alzheimer hoặc HIV / AIDS.
– Đặc điểm tính cách, họ có lòng tự trọng thấp và đang quá phụ thuộc, tự quan trọng hoặc bi quan.
– Nghiện chất kích thích, sử dụng quá nhiều những chất gây hại.
– Sử dụng một số thuốc ngủ, thuốc giúp cải thiện tinh thần.

Cần có biện pháp để phòng ngừa trầm cảm
Có nhiều mức độ bệnh khác nhau trong đó được chia bởi 3 mức độ: nhẹ- vừa- nặng.
Người có biểu hiện trầm cảm thường có tâm trạng buồn bã, một số trường hợp kèm theo triệu chứng khóc, họ thường không có động lực trong cuộc sống, giảm hứng thú từ ăn uống, sinh hoạt, kể cả những hoạt động sở thích từng là đam mê.
Các biện pháp để phòng tránh căn bệnh nghiêm trọng này:
– Tạo thói quen luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày: đây thói quen ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả nhất dễ thực hiện, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp tinh thần con người cải thiện tích cực hơn, thể thao sẽ giúp bạn loại bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực.
– Biểu đồ một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: quan trọng là tiếp thêm nguồn năng lượng cho cơ thể để có tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt, đòi hỏi phải xây dựng một chế độ ăn khoa học.
– Thiền định: đây là một trong những cách giúp bạn tăng khả năng tập trung vào thực tại, ổn định tâm lý theo nhịp thở.
– Ngủ đủ giấc: tình trạng rối loạn giấc ngủ được coi là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trầm cảm.
– Tăng cường giao tiếp với bạn bè: bạn nên dành thời gian để kết nối với bạn bè của mình, nhất là đối với những người có lối sống tích cực, năng lượng dồi dào.